Icon Search
Icon Collap

Văn phòng làm việc chia sẻ tiếp tục được ưa chuộng trong những năm tới

Chuyên mục: Tin tức - Ngày đăng: 05/12/2019 - Đăng bởi: DT Diễm

Á Châu Land – Khi văn phòng hạng A tại TP HCM và Hà Nội có tỷ lệ lấp đầy hơn 90%, không gian làm việc chung được giới startup, SMEs ưa chuộng. Dịch vụ văn phòng chia sẻ bắt đầu xuất hiện và nở rộ tại Việt Nam trong 1 năm trở lại gần đây. Dần dà, số lượng các nhân viên tự chủ, doanh nghiệp tư nhân, freelancer ngày càng gia tăng. Theo số liệu từ Upwork vào năm 2016, số lượng người làm freelancer đã chiếm gần 2/3 lực lượng nhân công – tức khoảng 55 triệu người. Tiếp theo đó, với những doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc các công ty vừa mới thành lập, ước tính được thêm con số nữa là 27 triệu người. Chính vì vậy, việc được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng và sự phát triển của văn phòng chia sẻ là điều tất yếu và hiển nhiên trong bối cảnh nhu cầu gia tăng như hiện nay. van phong lam viec chia se tiep tuc duoc ua chuong trong nhung nam toi - Văn phòng làm việc chia sẻ tiếp tục được ưa chuộng trong những năm tới Xuất hiện đầu tiên tại San Fracisco vào đầu những năm 2000, phong trào văn phòng chia sẻ dần lan rộng ra khắp các khu vực lân cận. Vào năm 2015, chi có 10 văn phòng chia sẻ nhưng tính đến năm 2017 thì đã có thể tìm thấy văn phòng chia sẻ tại hầu hết các khu vực thành phố lớn. Ước tính đến năm 2018, số lượng có thể gia tăng đến hơn 37,000 văn phòng chia sẻ. 3 lí do vì sao văn phòng chia sẻ được ưa chuộng hiện nay:

  • Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
  • Nâng cao khả năng sáng tạo
  • Văn hóa làm việc tại văn phòng chia sẻ trái ngược hoàn toàn với chính sách tại các công ty trụ sở khác

Khan hiếm nguồn cung văn phòng Thống kê quý I – 2019 của Savills Việt Nam cho thấy, tỷ lệ lấp đầy tại các tòa nhà văn phòng cao cấp tại TP HCM lên đến 98%. Hãng tư vấn cũng dự báo, sẽ không có nguồn cung hạng A gia nhập thị trường ít nhất tới năm 2020.

Những mô hình làm việc phá cách như thế này mang đến một trải nghiệm làm việc mới lạ, giúp thu hút nhân tài trẻ gia nhập tổ chức. Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng khan hiếm nguồn cung diễn ra tương tự tại Hà Nội. Tỷ lệ lấp đầy văn phòng hạng A hơn 90% quý đầu năm (theo CBRE). Theo số liệu từ Cục Thống kê thành phố Hà Nội, 6.339 doanh nghiệp đăng ký mới, tăng hơn 16% so với năm trước tạo nên nhu cầu lớn cho thị trường văn phòng. Ngoài ra, Việt Nam hiện đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp, theo báo cáo: Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019 do Cơ quan Thương mại và Đầu tư của chính phủ Australia công bố mới đây. Làn sóng khởi nghiệp với sự ra đời của hàng loạt các startup cũng tiếp tục đẩy mạnh tình trạng khan hiếm nguồn cung trên thị trường văn phòng cho thuê. Một chuyên gia về khởi nghiệp nhận định Việt Nam đang là điểm nóng về khởi nghiệp tại Đông Nam Á, các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) ra đời sẽ kéo theo nhu cầu văn phòng tăng mạnh. Nhóm SMEs sẽ là một trong những nhóm doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh nhất tại Việt Nam trong vòng vài năm tới đây. Thống kê từ CBRE Việt Nam cho thấy từ năm 2017 đến nay, số đơn vị cung cấp dịch vụ văn phòng chia sẻ tại Việt Nam đã tăng đột biến từ 17 lên 40 hãng. Mô hình coworking đòi hỏi vốn cao, thời gian hoàn vốn từ 2-3 năm, tuy nhiên, với tỉ lệ lấp đầy của các coworking luôn trên 60%, đây vẫn là thị trường tiềm năng. Theo khảo sát của CBRE Việt Nam năm 2017, tỷ lệ những người thuộc thế hệ Y sử dụng không gian làm việc chung là 91% (cao hơn so với trung bình thế giới là 67%). Tại thị trường 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), hơn 30% là dân số trẻ (dưới 34 tuổi), kinh doanh co-working vẫn đang là mảnh đất màu mỡ.

Chia sẻ: