Icon Search
Icon Collap

Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh: Tạo bứt phá nhờ cơ sở hạ tầng

Chuyên mục: Tin tức - Ngày đăng: 17/09/2019 - Đăng bởi: DT Diễm

Á Châu Land – Với những lợi thế về hạ tầng giao thông và kết nối với các tỉnh lân cận đang là tiền đề quan trọng giúp huyện Củ Chi khai thác lợi thế tiềm năng, trong đó có việc phát triển nhiều dự án bất động sản. Ngoài các dự án hạ tầng giao thông hiện hữu kết nối trung tâm Tp. Hồ Chí Minh với huyện Củ Chi và giữa huyện Củ Chi với một số tỉnh lân cận như Tây Ninh, Bình Dương thông qua Quốc lộ 22, sông Sài Gòn, Quốc lộ 1… thì thời gian qua, nhiều dự án hạ tầng đang được xúc tiến, cũng như nhiều chính sách kêu gọi đầu tư vào huyện Củ Chi là điều kiện quan trọng để nơi đây bứt phá, đi lên. Giữ vị trí cửa ngõ Tây Bắc Tp. Hồ Chí Minh, huyện Củ Chi là địa bàn kết nối với huyện Hóc Môn, quận 12 của thành phố với khu vực trung tâm, kết nối thành phố với tỉnh Tây Ninh và Bình Dương bằng giao thông đường bộ, đường thuỷ đa dạng, nhiều tiềm năng. Đặc biệt nơi đây có quy hoạch Khu đô thị Tây Bắc, đưa vào hoạt động bệnh viện vệ tinh Xuyên Á quy mô 1.100 giường, có sông Sài Gòn bao quanh, nhiều khu công nghiệp, hệ sinh thái tự nhiên đa dạng. Trong cấu trúc đô thị đa trung tâm của thành phố, huyện Củ Chi giữ vai trò đô thị vệ tinh phía Bắc. Một dự án giao thông đang nước rút về đích là dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) theo hợp đồng BOT. Sau khi hoàn thành, sẽ khơi thông luồng sông Sài Gòn cho các tàu có tải trọng lớn hơn ra, vào được thuận lợi, góp phần lưu thông hàng hóa, bảo đảm an toàn giao thông đường thủy của Tp. Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Củ Chi với tỉnh Bình Dương, Bình Phước nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung. huyen cu chi tp ho chi minh tao but pha nho co so ha tang - Huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh: Tạo bứt phá nhờ cơ sở hạ tầng

Dự án Khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm đang được đầu tư hạ tầng đồng bộ

Về kết cấu địa chất, Củ Chi là địa bàn cao ráo, nền đất vững chắc, không bị ngập lụt như khu Nam thành phố (quận 7, huyện Nhà Bè). Trong quy hoạch sử dụng đất, từ nay đến năm 2020 thành phố được chuyển đổi hơn 26.000ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong đó có số lượng lớn ở huyện Củ Chi.

Những lợi thế về đầu tư hạ tầng giao thông kể trên là tiền đề quan trọng giúp huyện Củ Chi khai thác lợi thế tiềm năng, trong đó có việc phát triển nhiều dự án bất động sản đang được nhiều khách hàng quan tâm tìm hiểu, tìm mua trong thời gian qua. Đơn cử như dự án Khu dân cư TVC Trần Văn Chẩm. Dự án này có tổng diện tích khoảng 2,5ha, trong đó mật độ giao thông, cây xanh và các tiện ích khác chiếm 50%.

Diện tích mỗi lô đất từ 80 -170m2, khách hàng chỉ cần thanh toán 40% giá trị hợp đồng sẽ được nhận nền. Hiện nay 30% diện tích dự án đã ra Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 70% còn lại đang thi công hạ tầng kỹ thuật, dự kiến trong quý 1/2020 sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khách hàng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, sự điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo sang phía Bắc thành phố nhằm ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, nước biển dâng trong tương lai gần, mà thành phố là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong điều kiện phần lớn diện tích thành phố nằm trên khu vực thấp.

Để thành phố phát triển bền vững, thành phố nên điều chỉnh hướng quy hoạch phát triển đô thị chủ đạo về vùng đất cao của thành phố, đó là khu vực Gia Định – Củ Chi cũ bao gồm một phần quận Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp, nhất là khu vực quận 12, Hóc Môn, Củ Chi.

Theo https://m.bnews.vn

Chia sẻ: