Địa ốc Á Châu – Dòng tiền đầu tư của nhiều doanh nghiệp địa ốc, nhà đầu tư thứ cấp đang chuyển dần về những khu vực mới nổi, tạo xu hướng ly tâm khá mạnh mẽ thời gian gần đây.
Thời gian qua, không chỉ Hưng Thịnh, mà hàng loạt doanh nghiệp địa ốc lớn khác như Novaland, Him Lam, Thủ Đức House, Đất Xanh, Nam Long… từ đầu năm đến nay cũng không có bất cứ dự án mới tại TP.HCM công bố ra thị trường. Hầu hết giao dịch trên thị trường chủ yếu tập trung vào nguồn cung thứ cấp. Do nguồn cung khan hiếm, trong khi nhu cầu không ngừng tăng, dẫn đến giá nhà bị đẩy lên cao. Từ đó, các doanh nghiệp bất động sản này đã xoay chuyển tình thế bằng cách đầu tư vào nhiều tỉnh thành vùng ven. Theo đánh giá của một số chuyên gia, một số khu vực ven biển thuộc Nam Trung Bộ như Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận đã “nổi sóng” trong suốt hơn một năm qua với nhiều dự án nhà phố/ biệt thự biển quy mô khá lớn. Xu hướng mới nổi cho thấy các tỉnh, thành thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là các tỉnh miền Tây), kéo dài từ Long An, Tiền Giang đến Vĩnh Long, TP. Cần Thơ và TP. Hà Tiên (Kiên Giang) đang tạo cực cạnh tranh khá lớn. Giải thích thêm về dòng dịch chuyển “bỏ phố về quê” đầu tư này, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng trên thực tế, nguồn hàng từ các dự án không phải không có, thậm chí có nhiều, nhưng việc đủ điều kiện chào hàng lại đang gặp nhiều khó khăn. Khó khăn này xuất phát từ các cơ quan quản lý. “Các dự án đang khẩn trương chào bán để thu hồi vốn, nhưng việc phê duyệt dự án đủ điều kiện khởi công xây dựng cho đến khi dự án đủ điều kiện đưa ra thị trường đều bị tắc hồ sơ tại các cơ quan chuyên môn của TP.HCM. Trong khi đó, các tỉnh, thành xa đang rất tích cực thu hút đầu tư bằng những chính sách hỗ trợ, giúp nhà đầu tư tiếp cận đất đai dễ dàng và thuận lợi hơn nhiều. Sự khan hiếm sản phẩm cục bộ buộc nhiều doanh nghiệp bất động sản phải rời địa bàn chính là TP.HCM để về các tỉnh lân cận như trên, đặc biệt các tỉnh miền Tây đã có một hệ thống giao thông kết nối hết sức rộng mở”, ông Châu nói. Thực tế cho thấy, tỉnh Long An đang nỗ lực thực hiện nhiều tuyến đường giao thông trọng điểm, kết nối với TP.HCM và các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Điển hình như mới đây, 3 tỉnh thành là TPHCM, Long An và Tiền Giang đã thống nhất sẽ xây dựng phương án đầu tư tuyến đường kết nối 3 địa phương với nhau. Từ đó, một làn sóng đầu tư mới của các doanh nghiệp lớn đang “tiến đến” Long An, đặc biệt dòng vốn “chảy” vào bất động sản ngày một tăng. Được biết, nhiều tập đoàn như: Vingroup, Hoàn Cầu, Thành Thành Công, Him Lam Land, Băng Dương, T&T Group, Nguyễn Kim, Vạn Thịnh Phát,… cũng quan tâm, đề xuất chủ trương đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị trên địa bàn tỉnh Long An. Trong khi đó, Vĩnh Long thuộc trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa 2 con sông Tiền và sông Hậu, cách TPHCM khoảng 136km về hướng Bắc và cách TP. Cần Thơ 33km về hướng Nam. Nhờ vào quyết sách đầu tư mở rộng hệ thống cầu đường, kích thích ngành du lịch sông nước tăng trường mà vài năm đổ lại đây thị trường BĐS tỉnh này đã có sự xuất hiện của nhiều công ty BĐS như LinkHouse, Hưng Thịnh Corp., Hoàng Quân Group và tập đoàn Vingroup đã giúp địa phương giải quyết nhu cầu về chỗ ở, tạo sức bật mới cho thị trường. Tương tự, một địa phương khác cũng đang có thị trường “sốt nóng”, bắt đầu từ cuối năm 2018, bất động sản tại TP. Cần Thơ giao dịch sôi động, đặc biệt là đất nền ở các khu dân cư có triển vọng tốt, càng “hot” hơn là các lô nền đã có “sổ đỏ”. Một số “ông lớn” BĐS như Novaland, FLC, Vingroup, Thủ Đức House, Trần Thái… đã xuất hiện cùng với một số dự án đã và sắp triển khai trên diện rộng. Có thể nói, đảo ngọc Phú Quốc từ trước đến nay được xem là một trong những vị trí đầu tư nhà đất “độc tôn” tại khu vực ven biển phía Nam. Tuy nhiên, tỉnh Kiên Giang đang kêu gọi đầu tư một số vùng tiềm năng khác. Do vậy dòng tiền đang có xu hướng dịch chuyển vào các nơi mới nổi. Ông Phạm Vũ Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang mới đây cho biết Kiên Giang những năm qua, cùng với sự phát triển về kinh tế, thị trường bất động sản Kiên Giang đã có những bước phát triển mạnh về sản phẩm và phân khúc thị trường. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị, khu đô thị mới, khu thương mại, dịch vụ, du lịch… được hình thành góp phần tạo sự sôi động cho thị trường. Đặc biệt, thị trường bất động sản tại tỉnh này không chỉ đang phát triển mạnh ở huyện đảo Phú Quốc mà còn diễn ra ở nhiều địa bàn khác, trong đó sôi động nhất hiện nay là tại Hà Tiên vì nơi này vừa được lên thành phố, đặc biệt là đang đón nhận gần 80% nguồn ngân sách của tỉnh đầu tư cho hệ thống hạ tầng giao thông hàng năm, giúp kết nối thuận lợi với Phú Quốc hay đảo Hải Tặc… Theo báo cáo của TP. Hà Tiên, tính đến 2020 thành phố có 210 công trình cần được đầu tư cấp bách, có thể kể đến như: Cao tốc Hà Tiên – Rạch Giá – Bạc Liêu (vốn đầu tư ước tính 45.000 tỷ đồng) giúp kết nối trực tiếp với cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và TPHCM – Trung Lương – Cần Thơ – Cà Mau; Dự án đường hành lang ven biển (vốn đầu tư hơn 8.000 tỷ đồng) có điểm đầu từ Bangkok (Thái Lan) qua Campuchia và kết thúc tại thành phố Cà Mau với tổng chiều dài 950km. Đoạn đi qua địa phận Việt Nam dài khoảng 217km có điểm đầu tại Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Dự án Cầu vượt biển Hà Tiên – Phú Quốc (vốn đầu tư dự kiến 7.000 tỷ đồng) do một tập đoàn địa ốc hàng đầu của Singapore đề xuất đầu tư và đã làm việc với chính quyền địa phương; Phà Hà Tiên – Phú Quốc (vốn đầu tư 550 tỷ đồng); Dự án nâng cấp Quốc lộ 80 đi qua địa phận TP Hà Tiên; Dự án nâng cấp Quốc lộ N1; Dự án đóng mới phà vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường biển cùng dự án đầu tư xây dựng khu dịch vụ – thương mại – du lịch phường Tô Châu – giai đoạn 1 (Công ty Thạnh Thới)… Đáng chú ý phải kể đến dự án Lộ Tẻ – Rạch Sỏi (Quốc lộ 80) vừa được Bộ GTVT yêu cầu đến tháng 3/2020 phải hoàn thành. Dự án có vốn đầu tư 476 tỷ đồng, được xem là cao tốc huyết mạch của Kiên Giang kết nối với khu vực miền Tây. Ngoài ra, cầu Vàm Cống sẽ thông xe trong tháng 5/2019 chấm dứt tình trang “qua sông lụy phà” trên tuyến TPHCM – Hà Tiên. Về lĩnh vực BĐS, theo số liệu từ UBND TP. Hà Tiên, tính đến thời điểm hiện tai đã có gần 50 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng đầu tư vào nơi này. Đáng chú ý như: Khu đô thị du lịch Nam Hà Tiên (Công ty TNHHMTV thương mại và xây dựng A.C.M); dự án khu du lịch sinh thái biển, đảo Hòn Tre Vinh và đảo Hòn Đước, thuộc quần đảo Hải Tặc (Công ty TNHHMTV sản xuất và thương mại T&T); Dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi ven biển thuộc Khu du lịch Mũi Nai (Công ty Cổ phần dịch vụ du lịch Mũi Nai – Hà Tiên); dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Hà Giang (Công ty TNHHMTV bột cá Hà Tiên); Dự án khu dân cư Cửu Cửu Long (Công ty TNHHMTV Cửu Cửu Long); dự án đảo công viên văn hóa và làng sinh thái Đông Hồ (Công ty TNHH Bất động sản Trần Thái), Chưa kể, theo tiết lộ của một đơn vị phát triển BĐS tại Hà Tiên, sắp tới thành phố biển này sẽ đón nhận dòng vốn lớn từ nhiều chủ đầu tư uy tín. Đơn cử như Vingroup đang hé lộ kế hoạch sẽ xây dựng khu thương mại dịch vụ cao cấp tại trung tâm khu đô thị mới Hà Tiên. City Land cũng ráo riết triển khai một số hoạt động tại Mũi Ông Cọp, chuẩn bị cho kế hoạch tham gia thị trường tiềm năng này. Hay như dự án Ha Tien Venice Villas do C&T phát triển gần đây. Được biết, đây là dự án đầu tiên tích hợp hơn 20 tiện ích đỉnh cao phục vụ du lịch nghỉ dưỡng như cầu cảnh quan ngắm trọn Vịnh Hà Tiên, đường dạo bộ ven biển dài hơn 1 km duy nhất tại ĐB.SCL, 2 hồ bơi vô cực trong suốt giữa lưng chừng biển, sân tennis, sân golf trên không, nhà hàng, khu café, quảng trường Phục Hưng, công viên nghệ thuật phong cách Ý,… Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, tỉnh Kiên Giang có bờ biển nằm ở vịnh Thái Lan thay vì biển Đông như các tỉnh thành khác. Đây là điều khác biệt của môi trường biển tại đây. Đoạn biển từ Rạch Giá tới Hà Tiên đổ ra Phú Quốc là vị trí chiến lược để phát triển bất động sản du lịch. “Kiên Giang phải bắt đầu phát triển bất động sản từ du lịch. Điều này đảm bảo tính riêng biệt và hấp dẫn cho tỉnh này”, ông Võ nói.
Bùi Hải
Á Châu Land
Nguồn : http://cafef.vn